Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Điều trị áp xe răng như thế nào?

Tùy vào từng loại áp xe răng, từng vị trí mức độ ảnh hưởng của áp xe răng mà có phương pháp điều trị khác nhau có thể rạch ổ mủ hoặc nhổ bỏ răng. Nhưng mục tiêu điều trị đều loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, tránh những biến chứng do áp xe răng gây ra.

Nguyên nhân gây áp xe răng 

Áp xe răng là bệnh xuất hiện do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng hoặc khi răng bị chấn thương khiến cho vi khuẩn phát triển vào tủy răng, nhiễm trùng gây áp xe chân răng. Khi mủ nhiều sẽ tạo ra lực ép lớn vào dây thần kinh và gây nên những cơn đau dữ dội. 

Nguyên nhân bắt nguồn gây áp xe lợi vùng chân răng là do cách vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến những thức ăn còn đọng lại, tạo thành mảng bám giúp vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Bạn có biết niềng răng sứ giá bao nhiêu không?

Nguyên nhân gây áp xe răng trực tiếp là do bệnh sâu răng, khi răng bị sâu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến sự sinh sôi quá nhanh của các vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này sinh ra các độc tố làm cho vùng quanh tủy bị sưng mủ, tổn thương xương gây ra áp xe răng. 

Điều trị áp xe răng như thế nào?

Phân loại áp xe răng

Có 3 loại áp xe răng thường gặp nhất là: áp xe quanh cuống, áp xe quanh răng, áp xe quanh thân răng. Bạn có thể biết rõ từng loại qua những phân tích dưới đây. 

Áp xe quanh cuống: Áp xe chóp răng hay còn gọi là áp xe ổ răng. Nguyên nhân hình thành áp xe quanh cuống là do tủy chết hoặc tủy hại tử. Khi áp xe mới sưng nên súc miệng nước ấm, đắp gạt ấm, dùng thuốc kháng sinh.

Sau khi áp xe đã hình thành, phải rạch dẫn lưu áp xe lấy sạch mủ. Trường hợp không thể rạch được qua xương hoặc răng không thể bảo tồn được thì cần chỉ định nhổ răng để dẫn lưu mủ đang khu trú trong ổ răng.

Áp xe quanh răng: Để giảm đau và điều trị cần phải rạch dẫn lưu làm sạch mủ, vi khuẩn trong ổ răng. Nếu xương răng còn chắc chắn và ổ răng còn bình thường thì còn có thể bảo tồn được răng. Nhưng nếu chân răng đã bọc lộ 1/3 thì nên nhổ răng.

Áp xe quanh thân răng: Trường hợp này thường liên quan đến áp xe răng khôn, do răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt hoặc bị lợi trùm.

Điều trị áp xe răng như thế nào? 

Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các cách chữa áp xe chân răng khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng. 

- Điều trị cấp: chích rạch áp xe, làm kháng sinh đồ. Thuốc hỗ trợ điều trị: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau kết hợp nâng cao thể trạng. 

- Điều trị tiếp theo loại bỏ nguyên nhân như điều trị tủy, lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn phải tiến hành nhổ răng. 

Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng

- Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng tốt nhất là cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng và súc miệng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. 

- Nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch những thức ăn và các mảng bám có thể gây sâu răng. 

- Cần đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời, từ đó sẽ có cách điều trị sâu răng thích hợp tránh áp xe răng xảy ra. 

- Thay đổi thói quen ăn uống : tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ. 

Bài viết được trích nguồn từ: https://thammy3d.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
Điều trị áp xe răng như thế nào? Reviewed by trám răng tư vấn on 23 tháng 11 Rating: 5
All Rights Reserved by NÂNG MŨI CHUẨN S LINE © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.