Răng cửa bị lung lay có nên nhổ bỏ không?
Răng cửa bị lung lay phải làm sao? Răng cửa lung lay là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày của bạn. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Cách khắc phục thế nào hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp chính xác.
Nguyên nhân khiến răng cửa bị lung lay
Theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa, răng cửa bị lung lay do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là:
- Mắc bệnh lý răng miệng, vi khuẩn bám dính vào răng.
- Viêm tủy răng khiến răng cửa mọc lệch bị lung lay nên cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Tụt nướu do các mảng bám cao răng.
- Tiêu xương chân răng cần khắc phục nếu không sẽ bị mất răng.
Có rất nhiều trường hợp sau khi điều trị bệnh lý răng miệng thì chân răng trở nên khỏe mạnh và vững chắc hơn khi phần nướu ôm sát lấy phần chân răng và không bị tụt. Nếu xương xung quanh răng còn nhiều thì khả năng cao răng sẽ cứng lại sau khi cạo vôi răng hay xử lý chân răng nên có thể tiến hành bọc răng sứ để giúp răng vững chắc hơn.
Răng cửa bị lung lay có nên nhổ không*
Răng cửa bị lung lay có nên nhổ không?
Răng cửa bị lung lay có nên nhổ không là thắc mắc chúng của nhiều người. Nhưng xét vào từng trường hợp nguyên nhân cụ thể mới có thể quyết định có nên nhổ bỏ hay không.
Răng lung lay do bệnh lý
Những trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, viêm lợi…thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện điều trị dứt điểm những bệnh này trước để làm sạch các vùng răng bị viêm nhiễm, như vậy răng sẽ được phục hình chắc khỏe bằng cách bọc sứ hay trám răng thẩm mỹ. Phần mô nướu cũng trở nên chắc khỏe và lành lặn hơn, nướu ôm sát chân răng hơn và giúp răng không bị lung lay nữa.
Nếu tình trạng viêm chóp răng, viêm nha chu nghiêm trọng dẫn đến tụt nướu thì có nghĩa là phần xương ổ răng có thể bị tiêu biến. Nếu tình trạng tiêu xương nặng thì phải buộc ghép xương sau điều trị viêm nhiễm, có khi cần phải ghép vạt nướu thêm vào để tạo ra sự vững chắc cho răng.
Răng lung lay do bị va đập ngoại lực
Với những trường hợp răng cửa bị lung lay do va chạm mạnh thì tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có những phương pháp điều trị nhất định. Bác sĩ sử dụng các kỹ thuật nẹp cố định răng lung lay, sau một thời gian răng sẽ khỏe mạnh trở lại và tránh tình trạng lung lay.
Nhổ răng cửa lung lay sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể*
Phòng tránh răng bị lung lay hiệu quả?
Bên cạnh tìm hiểu những vấn đề về răng cửa bị lung lay cùng cách khắc phục thế nào thì việc phòng tránh răng lung lay cũng là điều bạn nên chú ý:
- Ngăn chặn các bệnh lý răng miệng bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám xung quanh răng sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng thêm nước súc miệng giúp răng luôn chắc khỏe.
- Hạn chế sự va đập của ngoại lực.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, không dùng răng cắn xé thức ăn cứng, nở nắp chai…
- Nên thăm khám răng miệng định kỳ và cao vôi răng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về vấn đề răng cửa bị lung lay mà bạn thắc mắc. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm giúp ích cho việc chăm sóc răng miệng của bản thân tốt hơn.
Răng cửa bị lung lay có nên nhổ bỏ không?
Reviewed by Tẩy trắng răng
on
28 tháng 5
Rating: